6 Lý Do Khiến Bạn Muốn Chuyển Sữa Bò Thành Sữa Hạt

1.Sự thật về ngành công nghiệp sữa

Bò cái sản xuất sữa để nuôi những chú bò con vì vậy sữa bò thực chất là dành cho bò con thay vì để phục vụ nhu cầu của con người.

Có một sự thật đau lòng nhiều con bê đực bị làm thịt ngay sau khi sinh, hoặc bị nhốt riêng và bị giết trước ngày sinh nhật đầu tiên.

Các bò mẹ “khóc thét” trong đau khổ khi bê con bị tách mẹ ngay khi vừa sinh.

Những con bò sữa được biết đến là loài động vật hiền lành, thân thiện với con người. Tuy nhiên, chúng bị đối xử như thể chúng là một cái máy sản xuất sữa, vô tri vô giác. Thậm chí mỗi ngày chúng được tiêm nhiều loại thuốc kháng sinh hay hormone để sản xuất sữa nhiều hơn.

2. Sữa hạt bảo vệ môi trường hơn là sữa bò

Bò ăn rất nhiều thức ăn để có sức khỏe sinh con và quan trọng hơn là sản xuất sữa, và kết quả là chúng thải ra rất nhiều chất thải rắn không tốt cho môi trường.

Động vật trong các trang trại, bao gồm cả những người trong ngành công nghiệp sữa, thải khoảng 1,65 tỷ tấn phân mỗi năm. Vì không có nhà máy xử lý nước thải động vật, một số chất thải đó được lưu trữ trong các đầm phá ven bờ biển gây ô nhiễm nặng nề. Bò cũng sản xuất khoảng 150 tỷ gallon khí mêtan mỗi ngày, loại khí gây hại cho khí quyển gấp 25 đến 100 lần so với CO2.

3. Sản xuất sữa bò tốn rất nhiều nước sạch

Bạn có biết rằng có thể mất hơn 600 gallon (2220 lít nước) để sản xuất 1 gallon (3,7 lít) sữa bò không?

Hơn nữa, cỏ linh lăng được trồng đặc biệt để làm thức ăn chăn nuôi đòi hỏi phải có thêm 1,6 nghìn tỷ gallon nước mỗi năm. Ước tính lên tới khoảng 55% nguồn cung cấp nước ngọt của một quốc gia dành cho chăn nuôi chế biến thực phẩm.

4. Sữa hạt không có lẫn các hooc môn động vật và dư lượng kháng sinh

Để kích thích bò cái sản xuất nhiều sữa hơn so với bình thường, con người sử dụng hooc môn tăng trưởng bò tái tổ hợp (rBGH), khiến những con bò cái có nguy cơ bị viêm vú.

Ngay cả những con bò không tiêm hooc môn rBGH, trong sữa của chúng vẫn có lẫn các hooc môn như estrogen và progesterone.

Sữa hạt thì không có lẫn hooc môn hay dư lượng kháng sinh. Thay vào đó, sữa hạt có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, có mùi thơm thanh nhẹ và có thể uống hàng ngày.

5. 65% người trưởng thành trên toàn thế giới không dung nạp lactose

Ước tính 90% người Mỹ gốc Á và 75% người Mỹ bản địa và người Mỹ gốc Phi mắc phải tình trạng không dung nạp lactose do thiếu enzyme quan trọng trong đường tiêu hóa. Vì vậy, khi uống sữa có thể gây đầy hơi, chuột rút, nôn mửa, đau đầu, phát ban và hen suyễn.

Ngoài ra, Sữa bò là còn là thực phẩm gây dị ứng số một ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

6. Người trưởng thành không cần thiết phải uống sữa bò

Ngoài con người, không có loài nào uống sữa khi đã qua tuổi sơ sinh hoặc uống sữa của loài khác.

Sữa bò phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bê con, chúng có bốn dạ dày và tăng hàng trăm cân chỉ trong vài tháng, đôi khi nặng hơn 1.000kg trước khi chúng tròn 2 tuổi.

Để giảm bớt áp lực cho ngành công nghiệp sữa bò, chúng ta có thể lựa chọn việc uống sữa hạt tươi nguyên chất mỗi ngày. Một số loại sữa hạt mà có thể thay thế hoàn toàn sữa bò như: sữa hạt giàu chất béo, đạm (hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, các loại đậu…), và sữa hạt ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt, khoai lang, ngô…).

7. Lợi ích của sữa hạt đối với sức khỏe

Sữa hạt phù hợp cho mọi lứa tuổi, giới tính từ trẻ em, mẹ bầu, các mẹ cho con bú, đàn ông, phụ nữ đến người lớn tuổi.

Bên cạnh lượng protein, chất xơ dễ tiêu hóa thì các loại hạt cũng chứa chất béo không bão hòa (có nhiều trong hạnh nhân), giúp giảm lượng cholesterol có hại cho cơ thể.

Sữa hạt có các axit omega-3, 6, 9 với lượng chất bột đường (carb) chỉ từ 15-45%, thấp hơn trong ngũ cốc, chất chống oxy hóa (anti-oxidants) tốt cho da.

Với trẻ em, sữa bò vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, khó mà thay thế. Nếu trẻ thích uống sữa hạt hoặc bị dị ứng với sữa bò thì các mẹ có thể cho bé dùng sữa hạt nhưng chú ý bổ sung các thực phẩm khác để đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của bé